Main laptop hay còn gọi là bo mạch chủ là phần chính trong máy tính. Đây là nơi chịu trách nhiệm điều khiển, kết nối tất cả các thành phần trong thiết bị. Chẳng hạn như CPU, RAM, ổ cứng, card đồ họa, và các cổng kết nối khác. Tuy nhiên, Main laptop cũng là bộ phận dễ bị lỗi, hư hỏng nhất.
Một khi bộ phận này hỏng thì sẽ gây nên những hiện tượng như giật lag, không ăn chuột, đứng màn hình,… Nếu gặp sự cố này, bạn không nên tự sửa main tại nhà vì điều này có thể ảnh hưởng đến các linh kiện khác bên trong thiết bị.
Dấu hiệu nhận biết hư main laptop
Mainboard là một trong những bộ phận quan trọng trên laptop. Khi main laptop bị hư sẽ gây ra một số lỗi sau:
- Main xuống cấp do dùng quá lâu: Đây hẳn là lỗi Main laptop phổ biến ở hầu hết các thiết bị, dụng cụ nào. Dùng lâu, trong thời gian dài thiết bị hẳn sẽ xuống cấp, hao mòn dẫn đến hư hỏng, chập mạch. Vì khi sản xuất bo mạch chủ máy tính cũng chỉ khuyên dùng ở một khoảng thời gian nhất định để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng. Khi đã vượt quá mốc thời gian đó, thì Main sẽ xảy ra tình trạng hư hỏng nhẹ. Và lâu dần không được khắc phục hoặc thay thể sẽ hư hại nghiệm trọng hơn.
- Khởi động nhưng không lên hình: Laptop vẫn hoạt động bình thường nhưng hình ảnh lại không hiển thị. Thông thường, đèn NumLock và Caps Lock sẽ nhấp nháy khi thiết bị gặp lỗi này.
- Máy tự động tắt hoặc khởi động lại: Máy đột ngột tắt nguồn khi đang khởi động. Hoặc trong quá trình sử dụng máy liên tục gặp tình trạng khởi động lại.
- Không nhận các thiết bị ngoại vi: Cổng USB, khe cắm RAM, hoặc ổ cứng không hoạt động. Cụ thể laptop không nhận diện chuột, bàn phím, hoặc các thiết bị kết nối qua cổng USB.
- Lỗi hiển thị, âm thanh: Máy không phát ra âm thanh từ loa hoặc âm thanh bị méo, nhiễu. Màn hình bị nhấp nháy, hiển thị màu sai, hoặc xuất hiện các sọc ngang/dọc.
- Đổ nước lên máy tính: Đổ nước lên laptop là nguyên nhân thường gặp nhất của người sử dụng. Do bất cẩn khi sử dụng gây đổ nước, chất lỏng nói chung lên máy làm Main bị hư hỏng nghiêm trọng. Khi gặp tình huống này, nếu không xử lý kịp thời như tắt nguồn, lau sạch, thấm tối đa nguồn nước trong máy sẽ gây cháy Main hoàn toàn, không thể khắc phục.
Trên đây là những dấu hiệu dễ nhận biết khi main laptop bị hư hoặc gặp vấn đề. Để tránh ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động và các linh kiện liên quan. Bạn nên mang laptop đến trung tâm bảo hành uy tín để kiểm tra và sửa chữa nhé!
Khi nào cần thay main laptop bị hư?
Thay mainboard kịp thời sẽ giúp laptop tránh được những rủi ro về sau. Dưới đây là một số trường hợp hợp bạn cần bắt buộc bạn cần thay main laptop bị hư:
- Lỗi chip VGA nhiều lần: Các linh kiện xung quanh VGA không chịu được nhiệt độ và một số chip có thể đã bị hỏng.
- Bị dính nước: Laptop bị vào nước hoặc bị ẩm ướt gây hỏng mainboard laptop.
- Sốc điện: Thiết bị ngoại vi có dòng điện không ổn định gây hỏng mainboard laptop.
- Chết BIOS: Tình trạng này xảy ra khi bạn cố gắng nâng cấp BIOS.
- Cháy IC, tụ điện trên main: Nếu sự cố cháy IC, tụ điện xảy ra nhiều lần hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất laptop. Thì việc thay thế toàn bộ mainboard sẽ là giải pháp tối ưu nhất.
- Chết các chip quan trọng: Các chip Bắc, chip Nam, CPU không còn hoạt động. Tuy nhiên, đây là trường hợp khá hiếm khi mainboard laptop bị hư.
- Cháy cả hai khe RAM Laptop: Điều này khiến bạn sẽ phải thay mainboard.
Nếu gặp bất kỳ trường hợp nào nêu trên, bạn nên xem xét đến việc thay thế mainboard. Tuy nhiên trước khi quyết định, hãy tham khảo ý kiến của các kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn có được phương án sửa chữa tốt nhất, phù hợp với túi tiền của mình.
Các cách khắc phục tạm thời khi Main máy bị hư
Khi phát hiện lỗi Main laptop hãy nhanh chóng kiểm tra và áp dụng các biện pháp khắc phục, sửa Main laptop tạm thời nhằm hạn chế Main hư hoàn toàn hoặc ảnh hưởng đến máy tính :
- Lỗi Main laptop không nhận Card mở rộng, RAM, CPU: Nhanh chóng rút dây cắm ra. Sau đó, bạn hãy vệ sinh sạch sẽ các khe cắm, chuyển khe cắm khác.
- Lỗi VGA: Các lỗi này xảy ra khi nhiệt độ quá cao. Tháo ốc tản nhiệt ra, bật quạt tản nhiệt lên cho tới khi quạt đạt mức cực đại thì tắt máy ngay. Sau đó mở lại quan sát.
- Lỗi chip: Tháo máy, tháo CPU và gắn lại. Hoặc tiến hành hấp chip, làm lại chân chip, thay chip mới.
- Lỗi BIOS: Đối với lỗi này nên kiểm tra lại chipset cấp nguồn cho BIOS, pin và các phiên bản đang được cập nhật.
- Máy vô nước: Lập tức tắt nguồn máy. Sau đó, thấm nước tối đa ở phím, các khe cắm để hạn chế các ảnh hưởng nghiêm trọng đến Main máy.
Tuy nhiên, đó chỉ là những bước kiểm tra để khắc phục những lỗi nhẹ, tạm thời. đối với các lỗi nặng, nghiêm trọng để đảm bảo an toàn hãy đưa máy đến các trung tâm sửa chữa ngay để được kiểm tra hoặc thay Main mới.
Các lưu ý khi sửa Main cho laptop
Khi sửa Main (bo mạch chủ) cho laptop, có một số lưu ý quan trọng bạn cần phải nhớ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể:
- Nên sử dụng Main chính hãng: Một Main chính hãng sẽ đảm bảo tính an toàn, độ tương thích, chịu nhiệt tốt. Main sử dụng được lâu dài mang lại hiệu quả sử dụng như ban đầu
- Không thay Main đã qua sử dụng: Nhiều người sẽ chọn cách này để tiết kiệm chi phí. Nhưng sẽ thật xui xẻo nếu Main máy vẫn hoạt động không bình thường. Thường tái phát lỗi và bạn phải thay Main lần thứ hai.
- Giá cả: Main máy tính, laptop có chi phí khá cao. Nhưng hãy thật sáng suốt thăm dò bảng giá sửa chữa ở nhiều nơi. Bạn hãy tham khảo người đã từng thay Main để tránh bị chặt chém, hét giá quá cao.
- Chọn trung tâm uy tín: Các trung tâm sửa chữa uy tín. Những nơi này sẽ có đầy đủ nhân viên tư vấn, kỹ thuật tay nghề cao, linh kiện chính hãng, giá cả hợp lý, thời gian sửa nhanh hoặc thậm chí bảo hành cho bạn.
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp những dấu hiệu và nguyên nhân hư main laptop cũng nhưng các cách sửa lỗi đơn giản nhất. Mong rằng những thông tin trên sẽ khắc phục thành công, đồng thời tìm được địa chỉ sửa chữa uy tín. Đừng quên theo dõi trang VNT 39 Để cập nhật được những thông tin mới nhất nhé!
- MOBILE VNT 39